Pages

Thứ Ba, 13 tháng 8, 2019

13 điều kiêng kỵ không nên làm trong ngày cưới

Cưới hỏi là chuyện trọng đại của đời người vì thế các cô dâu, chú rể cần phải lưu ý những điều dưới đấy để tránh chuyện xui rủi, không may xảy ra trong cuộc sống.



1. Không được chuẩn bị bàn thờ gia tiên sơ sài



Bàn thờ là nơi thể hiện cái "tâm" và sự thiếu thảo của con cháu dành cho ông bà tổ tiên. Vì thế dịp trọng đại như cưới hỏi thì việc đầu tiên cần chú ý đó là chuẩn bị đầy đủ các nghi lễ, mâm cúng gia tiên bao gồm các vật phẩm tối thiểu như hoa quả, xôi, thịt gà, vàng mã.. Tới giờ đón dâu, hai bên họ sẽ cùng thắp hương báo cáo với tổ tiên.







2. Kiêng kỵ cưới hỏi vào ngày, giờ, tháng xấu



Chọn ngày hoàng đạo, giờ hoàng đạo để tiến hành những chuyện trọng đại như cưới hỏi là một trong những phong tục tập quán không thể thiếu của người Việt Nam. Khi xem ngày giờ cần phải chú ý đến tuổi của hai vợ chồng, chọn ngày lành tháng tốt để gặp nhiều may mắn, hạnh phúc, hòa thuận. Đặc biệt cần phải tránh cưới vào năm Kim Lâu, nghĩa là năm mà cô dâu có số tuổi với đuôi 1,3,6,8.

Tra cứu ngày lành tháng tốt, cũng như các giờ đẹp trong ngày theo cả âm lịch và dương lịch tại



3. Kiêng kỵ những người không nên đi đón dâu



Theo quan niệm dân gian, những người đã lấy vợ hoặc chồng nhưng ly dị, hoặc gia đình mất vợ chồng, những người lấy nhau nhưng chưa có con...thì không nên đi đón dâu. Bởi người ta sợ ảnh hưởng đến cuộc sống hôn nhân của cô dâu chú rể.



4. Những người không nên dự đám cưới



Những gia đình vừa có tang không nên đến dự đám cưới để tránh mang tới vận đen đủi đến cho gia chủ. Hiện nay điều này chưa được khoa học chứng minh nhưng người dân Việt vẫn tuân theo phong tục này để mọi chuyện được diễn ra suôn sẻ, thuận lợi.



5. Kiêng kỵ cưới khi nhà đang có tang



Khi gia đình có tang tức là có chuyện buồn thì không nên tổ chức cưới hỏi, ăn uống vui chơi linh đình. Theo phong tục của người Việt, nếu có người trong gia đình mất thi phải 3 năm sau con cháu mới được cưới hỏi. Người trưởng thành, đến tuổi lập gia đình mà phải đợi 3 năm sau sẽ muộn do đó phải cưới chạy tang nếu có cha mẹ, ông bà đau ốm nặng.



6. Cô dâu không được xuất hiện trước khi chú rể vào đón



Theo đúng phong tục của người Việt, vào ngày nhà trai đến đón dâu, cô dâu phải ngồi một mình trong phòng kín và chỉ chú rể được phép vào đón. Tuyệt đối không được cho phép nhà trai thấy mặt trước vì người xưa quan niệm rằng làm như thế sẽ bị mất duyên. Sau khi chú rể vào đón, tặng hoa thì sẽ dẫn cô dâu ra ngoài chào họ hàng.



7. Mẹ đẻ không nên đưa con gái về nhà chồng



Mẹ đẻ không nên đưa con gái về nhà chồng bởi sự xuất hiện của mẹ đẻ sẽ khiến cô dâu bị rịn, khóc lóc thậm trí đòi bỏ về nhà mẹ. Vì thế thường thì bố cô dâu sẽ là người đưa con về nhà chồng.



8. Cô dâu không được khóc hoặc ngoái lại nhà mẹ đẻ sau khi rước dâu



Khi đã hoàn thành nghi lễ đón dâu, cô dâu sẽ theo về nhà chống. Tuy nhiên, khi đi phải hướng thẳng mặt về phía trước, không nên quay đầu ngoái lại nhìn phía sau. Bởi nếu nhìn về sau sẽ thấy cha mẹ mình đứng chông theo, dễ có thái độ quyến luyến, khóc lóc. Hơn nữa, người xưa quan niệm rằng, con dâu đã lấy chồng mà còn vương vấn gia đình thì sau này rất có thể sẽ bỏ chồng về nhà mẹ đẻ hoặc không toàn tâm toàn ý chăm lo cho gia đình chồng.



9. Kiêng kỵ mẹ chồng đi đón con dâu



Người xưa cho rằng mẹ chồng không nên có mặt trong buổi lễ đón dâu nếu không muốn sau này mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu gặp phải nhiều mâu thuẫn, phức tạp. Tuy nhiên, hiện nay nhiều gia đình đã không còn quan trọng việc này, rất nhiều mẹ chồng đến đón dâu với mong muốn chào mừng con về với gia đình, thể hiện tình cảm yêu thương, gắn bó.



10. Kiêng kỵ mẹ chồng đứng trước cửa đón dâu



Khi đón dâu xong, mẹ chồng không nên đứng ở cổng đón dâu, điều này mang ý nghĩa là: mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu không xảy ra mâu thuẫn và để cô dâu không đòi bỏ về nhà mẹ đẻ. Đến khi cô dâu chú rể làm lễ gia tiên tại nhà trai xong thì mẹ chồng mới được xuất hiện.



11. Kiêng kỵ cô dâu đang mang bầu thì không đi vào trong nhà từ cửa chính



Nếu cô dâu mang bầu thì khi đón về nhà chồng không nên đi vào từ của chính mà phải vòng ra cửa sau để vào. Trong trường hợp nhà chú rể không có cửa sau thì cô dâu phải bước qua chậu than hồng, với mục đích để xua đi  những điều vui xẻo, không may mắn. Bởi quan niệm dân gian cho rằng, cô dâu mang bầu mà đi về nhà chồng bằng cửa trước sẽ khiến cho nhà chồng làm ăn khó khăn, không phát đạt.



12. Không được quên rải kim và tiền lẻ, gạo muối, cau trầu dọc đường



Khi đi đón dâu qua các ngã 3, ngã tư thì cô dâu phải vứt gạo, muối, tiền lẻ xuống đường với ý nghĩa xua đuổi vận đen, giúp cho đời sống vợ chồng suôn sẻ, hạnh phúc hơn.



13. Kiêng kỵ đầu giường tân hôn không được đối chiếu với gương lớn



Các nhà phong thủy cho rằng, gương lớn đặt ở các vị trí này sẽ gây ảnh hưởng ít nhiều đến đời sống tình cảm vợ chồng. Hơn nữa, vị trí này cũng có thể gây ra tâm lý bất an, không tốt cho sức khỏe của phụ nữ mang thai.

Shop Chuyên Bán Đồ Phong Thủy - Điện Thoại Cổ - Kính Mắt - Giao Hàng Toàn Quốc



 
------------------- ---------------------------

xem tử vi trọn đời, xem tu vi hang ngay, xem tử vi 2019, xem tu vi tron doi, tử vi hàng ngày, xem tử vi 12 con giáp, xem tử vi trọn đời miễn phí, tu vi phuong tay hang ngay,